Thẩm Định Dự An Đầu Tư

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HOA SEN

Tiếng việt Tiếng Anh Tiếng Hàn Tiếng Trung
Dịch vụ

Thẩm định giá dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả mọi nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án.

Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.

1- Giới Thiệu Chung

Thẩm định giá dự án đầu tư là gì? Công việc này có ý nghĩa như thế nào trong các doanh nghiệp? Để thấy được vai trò của thẩm định giá dự án đầu tư chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của thẩm định giá dự án đầu tư là gì và sự cần thiết của việc phải thẩm định giá dự án trong các doanh nghiệp.

1/ Dự án đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó trình một cách bày hết sức đầy đủ và chi tiết các nội dung có liên quan đến việc thực hiện đầu tư sau này nhằm mục đích khẳng định được sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và hiệu quả của đồng vốn. Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về: thị trường, kinh tế, kỹ thuật, tài chính…có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư.

2/ Thẩm định giá dự án đầu tư là gì?

Thẩm định giá dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án.

Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định giá tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định giá là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.

3/ Đối tượng của thẩm định dự án đầu tư:

– Dự án Bất động sản

– Khu công nghiệp

– Cảng, mỏ, thủy điện …

2- Ý Nghĩa Thẩm Định
  • Một dự án thành công nếu các đặc điểm của dự án được nhà quản lý nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn. Việc này rất có ý nghĩa trong các doanh nghiệp.
  • Giúp chủ đầu tư lựa chọn được các phương án đầu tư tốt nhất.
  • Giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, quốc gia trên các mục tiêu, quy mô hiệu quả.
  • Xác định được mặt lợi hại của dự án.
  • Giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay không.
    Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
3- Mục Đích Thẩm Định

Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn. Chính vì thế thẩm định giá dự án đầu tư rất có ý nghĩa trong các doanh nghiệp

  • Giúp chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất;
  • Giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, quốc gia trên các mặt mục tiêu, quy mô, hiệu quả;
  • Xác định được mặt lợi, hại của dự án;
  • Giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay không;
  • Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
4- Phương Pháp Thẩm Định

1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu:

Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để đưa ra quyết định đầu tư được chính xác. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:

  • Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
  • Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
  • Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.
  • Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
  • Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế – kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
  • Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến).
  • Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
  • Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án.

Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý, các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc cứng nhắc.

2. Phương pháp thẩm định theo trình tự:

Việc thẩm định giá dự án đầu tư được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:

2.1. Thẩm định giá tổng quát:

Là việc xem xét tổng quát các nội dung cần thẩm định giá dự án đầu tư, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cần phải đi sâu xem xét. Thẩm định giá tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án. Vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó ở giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định giá chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới được phát hiện.

2.2. Thẩm định giá chi tiết:

Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định giá dự án đầu tư được tiến hành với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế – xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.

Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp sau. Chẳng hạn, thẩm định mục tiêu của dự án không hợp lý, nội dung phân tích kỹ thuật và tài chính không khả thi thì dự án sẽ không thể thực hiện được.

3. Phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án đầu tư

Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá trị chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách theo hướng bất lợi… Khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án.

Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc thường được chọn từ 10% đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế. Nói chung biện pháp thẩm định giá dự án đầu tư này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.

5- Hồ Sơ Thẩm Định
  • Tờ trình của chủ đầu tư kèm theo báo cáo nghiên cứu;
  • Văn bản thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi;
  • Các văn bản có giá trị pháp lý;
  • Văn bản xác nhận khả năng huy động …
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Quyết định giao đất;
  • Quy hoạch chi tiết dự án;
  • Các bản vẽ quy hoạch dự án …
Zalo
Hotline